Entity là gì? Quy trình tạo lập Entity cho Website năm 2019

Năm 2013 Entity ra đời nhưng đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ của SEOer Việt Nam. Không phải rằng ai cũng hiểu về khái niệm Entity và tận dụng triệt để hiệu quả của nó. Hiện tại LADIG vẫn đang áp dụng Entity trong các dự án của dịch vụ SEO từ khóa. Và bây giờ hãy cùng LADIGI tìm hiểu kĩ hơn khái niệm Entity là gì? Cùng như quy trình tạo lập Entity cho Website cùng các vấn đề liên quan. Nội dung của bài viết gồm các phần chính sau:

1. Entity là gì?

Entity là một thực thể, một sự vật, một cá nhân, một doanh nghiệp… hội tụ đủ 4 yếu tố: duy nhất, đơn lẻ, có thể xác định, phân biệt được.

Để hiểu được Entity là gì chúng ta cần phải tìm hiểu những khái niệm cơ bản xây dựng hệ thống Entity bao gồm: Semantic web, Metaweb và cả Google Kowledge Graph.

1.1. Semantic web

Thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, internet được xem là nguồn truy cập thông tin khổng lồ nhất. Người dùng càng nhiều, lượng thông tin trên internet ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà trước lượng thông tin quá nhiều như vậy thực sự khiến công cụ tìm kiếm khó khăn trong thu thập thông tin, xếp hạng website uy tín hiển thị trong thứ hạng tìm kiếm của Google.

Có một vấn đề là lượng tìm kiếm quá nhiều, thông tin cũng quá nhiều, một từ khóa cũng có thể mang rất nhiều ý nghĩa. Ví dụ như khi bạn gõ 1 từ khóa là “Hera” thì Google cũng có thể hiển thị một loạt kết quả như: Công ty Hera, biệt danh Hera… Vì một từ có nhiều ý nghĩa mà chính Google cũng không thể xác định được chính xác từ mà bạn đang muốn tìm kiếm là gì.

Semantic web còn được hiểu là web 3.0 hay web đã ngữ nghĩa. Nó được hình thành trên thuật toán Linked data- thuật toán cơ sở dữ liệu liên kết kết nối thông tin với internet. Vì vậy mà sẽ ra được những thông tin chuyên sâu hơn mà trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.

Semantic là phần mở rộng của World Wide Web thông qua tiêu chuẩn của World Wide Web Consortium (W3C). Thuật ngữ này được đặt ra bởi

Thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, internet được xem là nguồn truy cập thông tin khổng lồ nhất. Người dùng càng nhiều, lượng thông tin trên internet ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà trước lượng thông tin quá nhiều như vậy thực sự khiến công cụ tìm kiếm khó khăn trong thu thập thông tin, xếp hạng website uy tín hiển thị trong thứ hạng tìm kiếm của Google.

Có một vấn đề là lượng tìm kiếm quá nhiều, thông tin cũng quá nhiều, một từ khóa cũng có thể mang rất nhiều ý nghĩa. Ví dụ như khi bạn gõ 1 từ khóa là “Hera” thì Google cũng có thể hiển thị một loạt kết quả như: Công ty Hera, biệt danh Hera… Vì một từ có nhiều ý nghĩa mà chính Google cũng không thể xác định được chính xác từ mà bạn đang muốn tìm kiếm là gì.

Semantic web còn được hiểu là web 3.0 hay web đã ngữ nghĩa. Nó được hình thành trên thuật toán Linked data- thuật toán cơ sở dữ liệu liên kết kết nối thông tin với internet. Vì vậy mà sẽ ra được những thông tin chuyên sâu hơn mà trả về kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.

Semantic là phần mở rộng của World Wide Web thông qua tiêu chuẩn của World Wide Web Consortium (W3C). Thuật ngữ này được đặt ra bởi Tim Berners-Lee

ví dụ về semantic website

Ví dụ minh họa Semantic web đối với từ khóa hera

1.2. Metaweb

Metaweb là tên một công ty có trụ sở tại San Francisco đã phát triển Freebase cơ sở dữ liệu trên cơ sở của Semantic web là một cơ sở dữ liệu mở giúp chia sẻ kiến thức cho mọi người trên thế giới. Google với mong muốn phát triển ngày càng lớn mạnh hơn đã mua lại và xác nhập nó vào bộ máy tìm kiếm. Điều này giúp sắp xếp lại các thông tin, khiến hệ thống thông tin trở nên dễ tiếp cận và hữu dụng.

1.3. Google Knowledge Graph

Google Knowledge Graph hay dịch ra là sơ đồ tri thức là cơ sở dữ liệu về từ khóa mà những người dùng tìm kiếm trên mạng mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa đó. Thông qua sơ đồ tri thức, từ truy vấn và tìm kiếm trên mạng, Google sẽ kết nối các sự vật, hiện tượng, con người và địa điểm với nhau. Điều này giúp cho các kết quả tình kiếm có thể kết nối với nhau một cách chính xác và mật thiết hơn.

Entity là tập hợp những công việc giúp xây dựng thực thể cho website, xác thực với Google rằng doanh nghiệp của mình là doanh nghiệp uy tín. Entity giúp mô tả chi tiết dữ liệu, các thông tin liên quan và đơn giản hóa thông tin giúp Google dễ dàng hiểu được website của bạn.

2. Hiệu quả của Entity

Nếu như bạn đã triển khai phương pháp Entity bạn sẽ biết được hiệu quả của Entity cùng những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Chắc chắn nó sẽ mang đến cho trang web của bạn sự đặc biệt, sự đánh giá cao từ Google bởi vì:

  • Kỹ thuật này ít người biết đến dù đã được công bố cách đây tận 5 năm.
  • Giúp đẩy từ khóa tổng thể trên toàn bộ website.
  • Thời gian triển khai ngắn mà hiệu quả nhanh chóng hơn hẳn các phương pháp đi link thông thường.
  • Tạo lập sự tin tưởng từ Google, tránh được các hình phạt từ Google, tránh trường hợp bị đối thủ chơi xấu.
  • Giúp website có thể khôi phục nhanh nhất sau khi nhận án phạt từ Google.

3. Website mới có nên triển khai Entity hay không?

Một câu hỏi khá hay mà rất được nhiều người có ngã ý muốn hỏi. Và ở đây tôi khuyên bạn nên áp dụng Entity ngay từ khi bắt đầu triển khai SEO, nó sẽ giúp bạn xây dựng nhận diện Brand hay còn gọi là thương hiện 1 cách bền vững và rộng rãi.

Nếu bạn làm bất kể một việc gì mà bạn đã có nền tảng vững chắc ngay từ đầu thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhàn cho bạn về sau.

Để tạo lập Entity cho website của mình, bạn cần chuẩn bị thông tin sau:

  • Tên thương hiệu
  • Địa chỉ liên lạc
  • Số điện thoại
  • Mô tả
  • Website
  • Avatar
  • Giới tính
  • Ngày tháng năm sinh

Và lưu khi tạo, bạn nên tạo một cách đồng nhất khi triển khai.

4. Quy trình tạo lập Entity

Hướng dẫn quy trình tạo lập Entity gồm 7 bước cơ bản:

4.1 Dùng hệ thống Social Property Linking

Sử dụng các trang mạng xã hội có uy tín trên thế giới để gây dựng thương hiệu công ty hay các sản phẩm muốn SEO trên mạng xã hội xác thực với Google rằng đó là doanh nghiệp uy tín.

Những trang Social MXH như: Facebook, Youtube, Twitter, Linkedin,… Cách thức thực hiện các bạn sẽ vào từng trang mạng xã hội này tạo cho mình tài khoản cá nhân, có những trang cho phép bạn tạo Fanpage các bạn tạo trang cho doanh nhiệp, thương hiệu của mình. Cũng như mình nói trên các bạn tạo thông tin đồng nhất nghĩa là giống nhau cho các hệ thống social của mình.

Ví dụ: 

  • Tên công ty bạn là: LADIGI Academy
  • Thông tin liên lạc: 
    • Địa chỉ: 42 Nguyễn Kiệm, Phường 15, Gò Vấp, Hồ Chí Minh 70000
    • Số điện thoại: 090 222 85 27
  • Mô tả: LADIGI Academy – Trung tâm đào tạo và tư vấn giải pháp Digital Marketing tại TPHCM, với các khóa học SEO, Google Adwords, Facebook Ads, Zalo Marketing.

Thì tất cả các trang Social mạng xã hội của bạn điều triển khai đồng nhất.

4.2 Dùng hệ thống của Google Interlink

Kết nối tài nguyên Google và các web 2.0 tạo nên mô hình thống nhất giúp xác thực Entity. Là những trang: sites.google.com, blogspot.com, Google Drive, wordpress, weebly, tumblr…. Cách tạo thì chắc hẳn các bạn đã biết ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm như thế nào để tạo nên một thực thể Entity vững chắc cho thương hiệu của mình.

Điều đầu tiên các bạn tiến hành tạo tài khoản cũng tương tự trên là thông tin đồng nhất. Và các bạn thiết kết tùy biến cho Website 2.0 của mình một cách bài bản. Hãy xem nó như 1 trang web chính thức đừng tạo xong rồi vứt không ở đó. Mà các bạn phải đăng bài thường xuyên có thể bạn dùng thuê dịch vụ content để làm nội dung cho những trang này.

4.3 Dùng các dịch vụ Google Maps

Tối ưu và cải thiện thứ hạng Google Maps xét theo tiêu chuẩn Entity.

Về Google Maps là một hình thức rất quan trong cho mỗi doanh nghiệp. Nó mang lại những điều bạn không thể ngờ tới ngay cả khi web bạn chưa lên top bạn cũng có thể có khách hàng từ Google Maps. Và nó sẽ giúp Google nhận diện được thương hiệu của bạn nhanh chóng.

4.4 Dùng kĩ thuật Content Writing

Sáng tạo nội dung giúp phát triển thương hiệu khách hàng.

Content Writing chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều nhưng không được mấy ai hiểu Content Writing nó có những gì trong đấy. Thật sự Content Writing nó bao gồm những yếu tố sau đây. 

  • Tiến hành nghiên cứu kĩ lưỡng về các chủ đề liên quan đến ngành.
  • Tạo ra các ý tưởng cho các loại nội dung mới và các bài viết đọc trước khi xuất bản.
  • Cung cấp các tác phẩm viết chất lượng thu hút khán giả, thu hút khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

=> Và mục đích cuối cùng của Content Writing sử dụng để lôi cuốn những khách hàng tiềm năng và làm cho họ hiểu về những sản phẩm và dịch vụ của một thương hiệu nào đó.…

4.5 Dùng Social Entity Review

Review sản phẩm, dịch vụ đã được tối ưu SEO, tăng độ tin cậy của thương hiệu với Google và người dùng.

Về Social Review thì các bạn có rất nhiều cách nhưng thông thương ban đầu thì các bạn có thể nhờ bạn bè đánh giá Fanpage Facebook, Google Maps,… thậm chí có thể bình luận bài viết. và mình nhắc nhẹ các bạn một mẹo nhỏ khi review nên có từ khóa thương hiệu mình vào đấy nhằm phân bổ thương hiệu rộng rãi những cũng đừng quá spam nhé nó sẽ phản tác dụng.

4.6 Social Guide

Dùng công cụ review có uy tín để xác thực thương hiệu.

Social Guide uy tín có nghĩa là tài khoản này đã từng giúp google đánh giá nhiều địa điểm và được google cộng điểm thì độ uy tin cao hơn các tài khoản thông thường.

5. Cách tạo lập Semantic Content

Semantic Content từ lâu đã là chủ đề thu hút sự quan tâm của các chuyên gia SEO. Sử dụng Semantic Content có những mục đích như:

  • Tối ưu thuật toán Hummingbird và RankBrain, là một trong những yếu tố quan trọng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.
  • Tạo dựng các mối quan hệ theo chủ đề của website, giúp cho Google nhận biết được chủ đề website.
  • Giúp cho website thu hút Google hơn.

Cách tạo lập Semantic Content chúng ta có thể tham khảo thông qua 2 công cụ là Ahrefs và TextRazor. Chúng ta có thể hình dung dễ dàng hơn thông qua ví dụ về từ khóa “tai nghe beat”.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 4 cách tối ưu tìm kiếm theo ngữ nghĩa (Semantic Search)

5.1 Công cụ Ahrefs

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 bảng Excel với 2 cột là Keyword Seo và Semantic Keyword
  • Bước 2: Truy cập Google Tìm kiếm (google.com.vn). Sau đó tìm kiếm với từ khóa “tai nghe beat”, chọn website đứng đầu tiên để phân tích.
  • Bước 3: Truy cập vào Ahrefs/Site Explorer, rồi bỏ website trên vào Ahrefs và ấn vào biểu tưởng kính lúp (Tìm kiếm).
  • Bước 4: Sau khi Ahrefs hiện thị số liệu, bạn nhấp vào Organic Keywords tại giao diện Dashboard (hoặc phía cột trái). Sau đó check những keywords mà Google đã cho lên top.

ví dụ về từ khóa trong entity

Ví dụ minh họa khi phân tích từ khóa “tai nghe beat”

4.2. Công cụ Text Razor

Công cụ Text Razor là công cụ lọc Semantic Keyword bằng cách tiếp cận với dữ liệu của Google qua API. Nó vào trực tiếp nội dung của Google và xuất hết dữ liệu của Data Semantic. công cụ text razor

Ví dụ đăng ký tài khoản text razor

  • Bước 1: Đầu tiên đăng ký tài khoản trong textrazor tại đây: www.textrazor.com
  • Bước 2: Sau đó vào google.com, tìm “từ khóa chính + wiki” và click vào kết quả tiếng anh của wiki (vì textrazor chỉ có thể phân tích được tiếng Anh và Google lấy dữ liệu từ trên wiki.)
  • Bước 3: Mở trình duyệt mới, truy cập trang textrazor.com. Vào Try The Demo (tại trang chủ) hoặc Demo (trên menu)
  • Bước 4: Dán nội dung đã copy trên wiki, và ấn Analyze

sử dụng text razor

Dán nội dung cần phân tích vào đây

Ví dụ: Trở lại với casestudy “Tai nghe beat”

  • Bước 1: Dịch “Tai nghe beat” sang tiếng Anh => “beat headphone”
  • Bước 2: Tìm từ khóa chính + wiki => “beat headphone wiki”
  • Bước  3: Copy nội dung bài viết từ wikipedia
  • Bước 4: Truy cập trang Text Razor/Try Demo và dán nội dung vào

semantic content

Công cụ này sẽ phân tích toàn bộ bài viết “beat headphone wiki” mà bạn mới copy, gạch chân từ khóa mà nó nghĩ rằng đang kết nối với nhau để tạo nên dữ liệu chính là “tai nghe beat”.

LỜI KẾT

Tin rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về Entity. Qua những hướng dẫn của bài viết hy vọng rằng bạn có thể tự mình triển khai kỹ thuật này chuẩn xác trên Google và thành công với các dự án.

Nguồn bài đăng: LADIGI Academy Company Link: https://ladigi.vn/quy-trinh-tao-lap-entity-website

Comments

Popular posts from this blog

Trung tâm đào tạo SEO LADIGI có uy tín không?

Dịch vụ SEO LADIGI - Lên TOP an toàn và bền vững

Phân tích chiến lược Marketing của công ty du lịch Saigontourist