Marketing Automation là gì? Tất tần tật về Marketing Automation

Khi bạn bắt đầu nhận ra những khách hàng của mình đã chán ngán với những cuộc gọi tư vấn liên tục, Email spam, hay khiến khách hàng khó chịu bởi nhân viên tư vấn chăm sóc chưa đủ tốt. Thì ngay lúc này, bạn cần tìm ra một hướng đi mới cho doanh nghiệp mình, thay đổi tình trạng đang phải đối mặt. Và Marketing Automation xuất hiện đã cứu cánh được cho doanh nghiệp đang đứng trước khó khăn. “Khách hàng là thượng đế” và khi doanh nghiệp khiến các thượng đế của mình cảm thấy hài lòng thì đó chính là 1 sự thành công.

Và chắc chắn Marketing Automation là một phần không thể thiếu trong quá trình “chinh phục khách hàng” của mỗi doanh nghiệp. Vậy Automation là gì? Nó được hoạt động như thế nào? Các công cụ sử dụng ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của LADIGI để có thể trả lời cho những câu hỏi mà bạn thắc mắc xoay quanh Marketing Automation.

1. Marketing Automation là gì?

Từ trước tới nay, Marketing được coi là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp, thương hiệu nào và nó được ví như xương sống của mối quan hệ doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, với những thời điểm trước khi các doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập và trong quá trình phát triển. Thì chỉ có mối quan hệ đơn thuần giữa nhân viên bán hàng và doanh nghiệp. Và người bán sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc kết nối, chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, khi quy mô của doanh nghiệp bắt đầu rộng hơn thì việc quản lý mọi thứ thông qua Outlook, Excel hay Word là vô cùng khó khăn. Khi đó hình thức Marketing Automation – hay còn gọi là hình thức tiếp thị tự động hoá xuất hiện. Đã giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu, và đem về những lợi ích mới.

Marketing Automation chính là việc doanh nghiệp sử dụng các phần mềm/công nghệ để tự động hoá các quá trình tiếp thị. Ví như tiếp thị, phân chia phân khúc khách hàng tiềm năng, tích hợp các dữ liệu và quản lý sát các chiến dịch đang thực hiện. Việc doanh nghiệp ứng dụng tiếp thị tự động hoá đã làm cho quá trình trước nay cần thực hiện bằng tay nay trở nên nhanh chóng. Chính xác hơn thông qua các phần mềm và đây là một phần không thể thiếu trong quản lý quan hệ khách hàng.

marketing automation

2. Đối tượng nào nên sử dụng Marketing Automation?

Những người sử dụng tiếp thị tự động hoá đầu tiên chủ yếu là trong ngành B2B (lĩnh vực công nghệ cao, phần mềm, sản xuất và dịch vụ kinh doanh). Nhưng cho đến ngày nay thì đại đa số các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề đều ứng dụng Marketing Automation như chăm sóc, sức khoẻ, tài chính, giải trí, hay các nhà bán lẻ. Đều dùng Automation Marketing theo cách tiếp cận thời gian thực, tương tác, duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Trên thực tế thì các công ty từ mô hình nhỏ, cho đến lớn đều bắt đầu nhận ra các lợi ích mà nó đem lại và ứng dụng một cách rộng rãi.

3. Tại sao doanh nghiệp cần ứng dụng Marketing Automation?

Đây không chỉ là một xu hướng Marketing mới mẻ, mà Marketing Automation đang thực sự thay đổi được cách hoạt động của các chiến dịch Marketing. Giúp doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng của mình, tối đa hoá nguồn lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Bạn sẽ không thể bỏ qua hình thức này bởi:

3.1. Cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh

Cho dù doanh nghiệp của bạn mới startup, hệ thống bán lẻ, hay tập đoàn lớn…thì chắc chắn bạn luôn muốn có cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh khi có thể. Và Automation Marketing sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Để doanh nghiệp có thể thu thập được lượng lớn Data khách hàng, tăng khả năng phủ rộng chiến dịch truyền thông cho chương trình khuyến mãi cuối năm, hay tối ưu quy trình Marketing. Những điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đi đến mục đích cuối cùng là mở rộng mô hình kinh doanh mà bạn mong muốn.

3.2. Báo cáo các hiệu quả

Không chỉ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng mô hình kinh doanh và tăng doanh thu, mà Marketing Automation còn là một cánh tay phải đắc lực hỗ trợ cho việc báo cáo các kết quả thực thi của chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Thông qua các phần mềm của Marketing Automation thì bạn có thể theo dõi thống kê báo cáo thông qua các chiến dịch, chương trình theo từng tháng, ngày, năm…Từ đó có thể đưa ra dự đoán về hiệu quả của chiến dịch, cũng như có chính sách thay đổi sao cho hợp lý và cải thiện được các chiến dịch Marketing đang khởi chạy.

3.3. Phối hợp ăn ý với bộ phận bán hàng

Một trong những vấn đề thường gặp nhất trong bộ phận Marketing đó là khó khăn khi kết nối, kết hợp với các nhân viên bán hàng. Nhưng với công cụ sử dụng của Marketing Automation thì giữa nhân viên bán hàng và bộ phận Marketing có thể phối hợp ăn ý với nhau. Thông qua một nền tảng chung để đo lường được kết quả, đưa ra những nghiên cứu, dự đoán chính xác các hoạt động từ khâu Marketing cho đến khâu cuối cùng trong chu trình bán hàng.

Ví dụ như nhân viên bán hàng có thể dựa vào phần mềm CRM để lọc khách hàng tiềm năng dựa trên số điểm cơ hội. Từ đó họ xác định được những đối tượng khách hàng có “khả năng mua” lớn nhất từ chiến dịch Marketing.

3.4. Cá nhân hoá

Ứng dụng hình thức tiếp thị tự động không chỉ giúp các Marketer vận hành được chiến dịch Marketing hiệu quả hơn. Mà hình thức này còn giúp doanh nghiệp có thể phân chia, chọn lọc ra tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó đưa ra những cách tiếp thị hiệu quả, thông điệp tác động đện người tiêu dùng.

3.5. Rút ngắn được thời gian xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Theo một nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng Marketing Automation đã giúp các nhân viên bán hàng xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các đối tượng khách hàng. Thông qua những dấu hiệu đã được cài đặt trong phần mềm, thì các hệ thống phần mềm tự động hoá sẽ chủ động gửi Email cho khách hàng dựa trên sở thích, hành vi, nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Thay vì nhận những cuộc điện thoại từ phía nhân viên bán hàng, thì khách hàng sẽ nhận được Email về thông tin sản phẩm/dịch vụ, những đề nghị liên quan. Bằng cách này thì nhân viên bán hàng sẽ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiệt tình từ phía nhân viên tư vấn mà không thấy phiền phức.

4. Quy trình thực hiện của Marketing Automation

Mỗi ngày, các Marketer vẫn đang miệt mài soạn nội dung và gửi đến hàng trăm, hàng nghìn khách hàng của mình. Với hy vọng là họ sẽ xem và quan tâm đến nội dung mà bạn gửi. Tuy nhiên với cách làm thủ công đó liệu có còn hiệu quả hay không?

  • Bạn đang bị lãng phí thời gian, chất xám và nguồn kinh phí đầu tư của mình vào những đối tượng khách hàng mà bạn không chắc chắn mà họ có nhu cầu.
  • Việc gửi Email thủ công và không có chọn lọc cho nhiều người, sẽ khiến họ cảm thấy phiền phức và Email của bạn chắc chắn sẽ được liệt vào danh sách Spam. Và với cách này thì chính bạn đang đánh mất cơ hội tiếp cận họ trong tương lai.

Với những lý do trên chắc chắn đã đủ thuyết phục các doanh nghiệp cần thúc đẩy Marketing Automation trong tương lai. Nó không chỉ giúp bạn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng thông qua quá trình mua hàng. Mà còn đảm bảo được tính cá nhân hoá đến từng đối tượng khách hàng của mình.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm Marketing Automation. Nhưng được đánh giá cao nhất, nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất thì không thể không kể đến HubSpot, IFTTT, Chatfuel – phần mềm xây dựng dựa trên nền tảng của Inbound Marketing. Phần mềm này giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng trong quá trình mua hàng và tìm kiếm thông tin.

marketing automation quy trình

4.1. Quy trình gửi Email tự động thông qua phần mềm HubSpot

Ví dụ cho quy trình gửi Email tự động, với sản phẩm tiếp thị là sách thông qua phần mềm HubSpot:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ gửi 1 Email có nội dung mời tải Ebook mới nhất của doanh nghiệp tới nhóm khách hàng tiềm năng sẽ quan tâm, yêu thích đến nội dung của cuốn sách mà bạn đang phát hành.
  • Bước 2: Gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã quan tâm và tải xuống xuốn Ebook trong nội dung trước đó mà bạn gửi.
  • Bước 3: Sau 1 vài ngày sẽ gửi tiếp 1 Email cho nhóm khách hàng đã tải Ebook. Với những thông tin xung quanh như: tài liệu, báo cáo, nội dung liên quan đến cuốn Ebook đầu tiên và đưa ra những đề xuất tiếp theo.
  • Bước 4: Khi khách hàng đã tiến hành tải xuống tài liệu mà bạn gửi ở bước 3. Thì ngay lập tức hệ thống Marketing Automation sẽ gửi thông báo đến những người bán hàng. Để họ có thể lên kế hoạch chăm sóc, tư vấn kỹ càng.

hubspot marketing

Đây là một quy trình hoàn hảo cho chăm sóc khách hàng. Bạn hãy thử đặt mình vào người mua hàng, họ sẽ cảm thấy doanh nghiệp chả có gì khác biệt khi gửi những Email giống như hàng nghìn người khác. Cùng 1 nội dung, không có đại từ nhân xưng thân mật. Nhưng nếu đổi lại là những Email có tính cá nhân hoá: Thưa, gửi tới bạn, nội dung đề cập đến những gì bạn đang quan tâm thì bạn có thấy ấn tượng? Và sẵn sàng quyết định suy nghĩ, quan tâm đến sản phẩm được giới thiệu hay không? Câu trả lời chắc chắn là có.

4.2. Hướng dẫn tạo chatbot cho Fanpage với Chatfuel

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần đăng ký tài khoản tại chatfuel.com. Sau đó, bạn nhấp chọn vào “Get started for free” để đăng ký.
  • Bước 2: Đăng nhập, Chatfuel sẽ tự động kết nối với Facebook của bạn.
  • Bước 3: Chatfuel sẽ hiển thị danh sách các Fanpage mà bạn đang quản lý. Khi ấy, việc của bạn là nhấp chọn vào Fanpage cần tạo chatbot.
  • Bước 4: Cài đặt kịch bản gửi nội dung ở các block.

chatfuel

4.3. Hướng dẫn sử dụng IFTTT để chia sẻ bài đăng lên Mạng xã hội

Bước 1: Đăng ký tài khoản

  • Để sử dụng IFTTT, đầu tiên bạn cần phải một tài khoản trên trang ifttt.com
  • Sau khi tạo và xác minh tài khoản, các bạn đăng nhập và vào phần Accounts
  • Điều chỉnh Time zone thành (+07:00) Bangkok
  • Và bỏ chọn Auto-shorten URLs tại mục URL shortening
  • Sau đó Update tài khoản.

Bước 2: Sử dụng

  • Tạo Applets, ấn Chọn Create
  • If this: Chọn RSS, rồi chọn tiếp News Item. Sau đó dán link RSS Feed của website cần chia sẻ.
  • Then that: Chọn mạng xã hội mà bạn muốn chia sẻ, rồi chọn tiếp News Post.
  • Điền một số thông tin yêu cầu rồi ấn tạo

5. Marketing Automation hướng đến những trải nghiệm cho khách hàng

Trong thời đại công nghệ 4.0, thì việc kết nối với các khách hàng tiềm năng để xác định được nhu cầu, mong muốn của họ là rất khó. Bởi với xu hướng chung của những khách hàng hiện đại là họ muốn tự tìm kiếm thông tin, sản phẩm mà họ đang quan tâm. Khách hàng đã không còn phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin mà nhân viên bán hàng cung cấp về sản phẩm.

Để đối phó với sự thay đổi nhu cầu này của đại đa số người tiêu dùng, thì doanh nghiệp đã áp dụng Marketing Automation. Đây chính là một lựa chọn hoàn hảo để doanh nghiệp có thể kết nối giữa bộ phận Marketing và Sales. Hướng tới mục tiêu cuối cùng là đem đến những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho khách hàng. Và đây cũng chính là điều quan trọng nhất mà những doanh nghiệp nói chung và các Marketer nói riêng cần quan tâm khi ứng dụng Marketing Automation.

5.1. Xuất hiện vào đúng thời điểm

Trong quá trình tìm hiểu, xem thông tin về những sản phẩm mà dịch vụ mình quan tâm. Thì khách hàng thường ít có xu hướng trò chuyện với những người bán hàng. Chính vì thế, xuất hiện đúng thời điểm có thể giúp khách hàng đánh giá cao về doanh nghiệp.

Tự động hoá tiếp thị được xem là hình thức tiếp cận hiệu quả và làm tốt nhiệm vụ này. Đem đến sự tác động tích cực trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp, bởi nó có khả năng cập nhật hồ sơ của khách hàng thường xuyên. Nhờ đó mà doanh nghiệp ứng dụng có cơ hội tiếp cận với khách hàng vào đúng thời điểm họ cần. Từ đó, đưa ra những gợi ý phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.

5.2. Hoàn thiện quá trình tiếp thị tới khách hàng

Mối quan hệ gắn bó giữa Marketing và Sales ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng. Việc phối hợp ăn ý 2 bộ phận này giúp cung cấp được một kế hoạch nhất quán, hoạt động trở nên phù hợp và tối ưu hơn.

Thông thường, Marketing sẽ đóng vai trò tìm kiếm khách hàng và Sales sẽ là người liên hệ, tư vấn với khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp. Và với hình thức tiếp thị tự động hoá thì 2 bộ phận có thể liên kết chặt chẽ với nhau để thu hút được lượng khách tiềm năng nhất cho doanh nghiệp.

Bộ phận bán hàng cũng đóng vai trò quan trọng khi có thể thông tin cho phía Marketing biết hoạt động, chiến dịch nào đang đem lại hiệu quả và  khách hàng quan tâm nhiều nhất. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp, kịp thời để có thể hoàn thiện quá trình tiếp thị tới khách hàng.

5.3. Tích hợp các trải nghiệm của khách hàng

Các phòng ban khác trong doanh nghiệp cũng có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng đồng bộ hoá được giữa tiếp thị và bán hàng luôn là 2 yếu tố được quan tâm nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Với Marketing Automation có thể giúp bạn tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Và đi đúng hướng mục tiêu ban đầu, chủ chốt trong hình thức Marketing Automation là đem đến những trải nghiệm đặc biệt, thú vị cho khách hàng. Và cũng chính vì điều này mà doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến hình thức Marketing này.

6. Công cụ Marketing Automation đang dẫn đầu hiện nay

Có 3 công cụ tiếp thị tự động đang được doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất, các Marketer và chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá cao.

6.1. HubSpot

HubSpot chính là một phần mềm tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong quá trình tiếp thị. Những ưu và nhược điểm chính của phần mềm này đều được bắt nguồn từ việc hệ thống làm nhiều khía cạnh khác nhau nhưng không ở mức nghiên cứu sâu. HubSpot là một phần trong Inbound Marketing – cung cấp nhiều công cụ marketing khác nhau và 1 trong những số đó là tiếp thị tự động hoá. Vì vậy, khi lựa chọn HubSpot có thể đem lại lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp nếu như biết cách tối ưu và sử dụng.

6.2. Customer.io

Đây chính là một công cụ Marketing Automation cho phép bạn có thể tìm kiếm, thống kê mọi thông tin mà bạn mong muốn. Nếu như bạn dành thời gian nghiên cứu về công cụ này thì nó có thể đem đến cho bạn được những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Một ưu điểm vượt trội của công cụ này là nó tối ưu giao diện cho người dùng. Giúp bạn có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất, và nó xây dựng để kích hoạt Email dựa trên các sự kiện thay vì những lượt truy cập Website.

6.3. Maketo

Đây được xem là một trong những phần mềm tiếp thị tự động hoá hàng đầu. Nó giúp các doanh nghiệp có thể thúc đẩy được nguồn doanh thu, nâng cao hiểu quả các chiến dịch truyền thông, Maketo cung cấp cho người dùng nền tảng để xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, đây chính là công cụ hiệu quả nhất với các tính năng vượt trội khác nhau và hỗ trợ được cho bộ phận Sales.

6.4. IFTTT

ifttt seo

IFTTT là viết tắt của từ If This Then That dịch một cách dễ hiểu cú pháp này có nghĩa là nếu như thế này thì như thế kia. Truy cập website ifttt.com để biết thêm chi tiết.

IFTTT là các Trigger giúp cho bạn xử lý những công việc được lập trình sẵn một cách tự động, khi xảy ra trường hợp như thế này thì sẽ thực hiện tiếp công việc thế kia.

IFTTT sử dụng các công thức được gọi là Applets (hay còn gọi là IFTTT Recipes) kết nối các ứng dụng với nhau, khi có sự thay đổi trên ứng dụng này thì IFTTT cũng thay đổi trên ứng dụng kia.

Nghe có vẻ khó hiểu một chút chúng ta sẽ đi vào ví dụ thực tiễn cho dễ hình dung.

  • Chẳng hạn rằng Twitter và Facebook vốn chẳng có liên quan gì đến nhau những nếu bạn dùng hashtag trên Twitter thì bạn có thể lập trình cho IFTTT post cả bài đó lên Facebook tự động mà không cần phải thao tác thêm trên Facebook.
  • Đó chỉ là sự chia sẻ đơn giản nhưng không chỉ Facebook, bạn còn muốn chia sẻ bài viết ấy lên Web, các trang mạng xã hội khác, …thì tất cả hành động ấy cũng chỉ tốn vài giây. Điều này giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Có thể bạn quan tâm: IFTTT là gì? Hướng dẫn sử dụng IFTTT năm 2020 chi tiết

6.5. Chatfuel

Chatfuel là một ứng dụng được làm ra để xây dựng hệ thống chat tự động (chatbot), nhằm cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng trên nền tảng Facebook Messenger.

7. Ứng dụng Marketing Automation cho doanh nghiệp

Theo khảo sát gần đây nhất, có đến 85% doanh nghiệp sử dụng hình thức Marketing Automation hoặc đã lên kế hoạch ứng dụng các công cụ tiếp thị tự động hoá trong tương lai. Các chiến dịch chăm sóc khách hàng trong Marketing Automation đều hướng đến mục tiêu chuyển đổi. Và khi sử dụng hình thức này giúp các doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 55% so với mức tăng là 9,5% các doanh nghiệp không sử dụng.

Trong các phần đã phân tích ở trên, LADIGI đã nhắc đến vai trò chính của công cụ tiếp thị tự động hoá là chăm sóc khách hàng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách quan tâm, để ý đến nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đã tăng được 50% doanh số lượng hàng hoá được bán ra, và tăng 20% cơ hội bán hàng với chi phí thấp hơn và các chương trình khuyến mãi.

Kết luận

Có thể thấy rằng Marketing Automation đang dần trở thành xu hướng tiếp thị trong tương lai, và là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc ứng dụng các phần mềm tiếp thị tự động hoá giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng, tiết kiệm sức lao động của con người, đem về nguồn lợi nhuận ổn định và có dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn.

Hy vọng, với bài viết vừa rồi của LADIGI bạn đã có thêm những kiến thức về cách tiếp thị khách hàng hiệu quả này. Và hơn hết là ứng dụng bài bản, xây dựng nên được một chiến dịch hoàn hảo, phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hãy theo dõi thêm những bài viết của chúng thôi về các hình thức Marketing khác qua Website Ladigi.vn

Nguồn bài đăng: LADIGI Academy Company Link: https://ladigi.vn/marketing-automation

Comments

Popular posts from this blog

Trung tâm đào tạo SEO LADIGI có uy tín không?

Dịch vụ SEO LADIGI - Lên TOP an toàn và bền vững

Phân tích chiến lược Marketing của công ty du lịch Saigontourist