Mindset là gì? Sự khác nhau giữa Fixed Mindset và Growth Mindset?

Sự thay đổi nhanh chóng khiến chúng ta không còn cách nào ngoài việc thích nghi. Do đó việc thấu hiểu, phát triển Mindset của bản thân là điều rất quan trọng. Vậy Mindset là gì ? Hãy cùng LADIGI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Mindset là gì?

Mindset là một từ tiếng Anh được cấu tạo bởi 2 từ ghép Mind – Set . Từ “mind” có nghĩa là tâm trí, tư tưởng và từ “set” có nghĩa là sắp xếp, cài đặt. Ta có thể hiểu nó là hệ thống sắp xếp trong trí não, còn hiểu đơn giản thì đó là tư duy.  Mindset thường đề cập đến những phẩm chất như trí thông minh và tài năng thiên bẩm là những đặc điểm cố định hay có thể thay đổi được.

  • Những người có tư duy cố định (Fixed Mindset) luôn tin rằng những phẩm chất này là do bẩm sinh, cố định và không thể thay đổi được.
  • Những người có tư duy tăng trưởng (growth mindset) họ tin rằng những khả năng này có thể được phát triển và tăng cường bằng cách học tập và làm việc chăm chỉ.

Tư duy đóng một vai trò rất quan trọng trong cách bạn đối phó với những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Khi đối mặt với một vấn đề như cố gắng tìm một công việc mới hay cái gì đó mới mẻ , những người có tư duy tăng trưởng thường có  tư duy nhạy bén hơn, Những người có tư duy cố định thường có xu hướng bỏ cuộc giữa chừng.

mindset là gì

Tìm hiểu về mindset là gì bạn nhé !

2. Tại sao cần nắm vững 3 xu thế chuyển đổi Mindset?

2.1 Từ thu hút đến nắm giữ sự chú ý

Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về lịch sử khi mà sự bùng nổ tiêu thụ sau chiến tranh và sự phát triển của Tivi như một phương tiện đại chúng xảy ra gần như cùng một lúc. Các nhà tiếp thị có thể tiếp cận một phần lớn dân số trên thế giới chỉ với một quảng cáo và người tiêu dùng sẽ nảy sinh ý định muốn mua sản phẩm. Một thương hiệu với thông điệp ngắn gọn, xúc tích sẽ ngay lập tức đạt được doanh thu tức thời.

Vì vậy, thật dễ dàng để các nhà tiếp thị thường bị ám ảnh bởi quảng cáo và tạo ra nhận thức. Họ có thể hiểu rằng những thứ khác, chẳng hạn như khuyến mãi tại cửa hàng, phân phối thương hiệu và dịch vụ, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tâm lý của khách hàng là càng biết nhiều hơn về sản phẩm của bạn thì khả năng họ mua sản phẩm sẽ càng cao. Đó là một ý tưởng không tồi , nó không hề sai, chính vì thế các nhà tiếp thị luôn mắc kẹt với nó.

Sau đó, truyền hình cáp xuất hiện đã phần nào đó phân khúc khán giả và nhấn mạnh hơn vào việc nắm bắt mục tiêu. Các nhà tiếp thị hiện cần phải nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc để xác định các phân đoạn có giá trị, sau đó điều chỉnh kết hợp sản phẩm và thông điệp gửi đến khách hàng sao cho phù hợp. Tuy nhiên những phân khúc thị trường vẫn rất lớn, mọi thứ lại hoạt động chủ yếu theo cùng một hướng đi . Chính vì vậy tư duy và nhận thức quan trọng hơn mọi thứ khác.

Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số dường như đã phá vỡ mô hình đó. Bây giờ, khi bạn tạo ra một thông điệp tạo ra nhận thức, nó không dẫn tới việc đưa khách hàng tới cửa hàng của bạn, mà là để tìm kiếm hành vi trực tuyến. Hành vi này, lần lượt, sẽ được chú ý,theo dõi bởi các đối thủ cạnh tranh của bạn, những người sau đó sẽ nhắm mục tiêu lại những khách hàng tương tự với các ưu đãi mới.

Nói cách khác, dựa vào tư duy và nhận thức cơ bản bạn sẽ cung cấp dịch vụ tạo khách hàng tiềm năng cho đối thủ cạnh tranh . Và điều đó có nghĩa nhà tiếp thị cần liên tục nắm giữ mục tiêu của doanh nghiệp chứ không phải đơn thuần chỉ là thu hút sự chú ý.

mindset là gì - Từ thu hút đến nắm giữ sự chú ý

Mindset là gì? – Các nhà tiếp thị bị mắc kẹt trong suy nghĩ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng

2.2 Từ việc đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà tiếp thị đã tập trung vào việc tạo ra đúng thông điệp và đưa nó vào đúng nơi đúng chỗ và đúng thời điểm. Đây cũng có thể coi là một chiến lược thành công. Việc truyền đạt lợi ích của thương hiệu đến với khách hàng là một cách vô cùng hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng thế giới đã thay đổi và chúng ta cần phải suy nghĩ lại chiến lược tiếp thị của mình sao cho bắt kịp với thời đại.

Ngày nay, người tiêu dùng có thể tương tác qua lại với các thương hiệu thông qua các mạng xã hội , Website, ĐTDĐ hay môi trường bán lẻ truyền thống. Bất kỳ ở nơi đâu, thời điểm nào họ cũng có thể thu thập thông tin, đặt câu hỏi và  đưa ra các tùy chọn say đó là tiến hành mua hàng. Không nên ngạc nhiên khi bây giờ khách hàng trông đợi nhiều hơn vào những thông điệp nhằm có lợi hay hữu ích cho bản thân và gia đình.

Khách hàng cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để phục vụ họ tốt hơn bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực, thông qua việc sử dụng dữ liệu, công nghệ hay truyền miệng. Do đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn đến cuộc sống của khách hàng bằng việc tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời.

Công nghệ kỹ thuật số đã cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tài nguyên để thực hiện tất cả điều này. Khả năng của doanh nghiệp là tạo ra và xuất bản nội dung, thu thập và phân tích dữ liệu và tương tác với người tiêu dùng trong thời gian thực ngoài những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng trong thập kỷ trước.

mindset là gì - Từ việc đưa ra thông điệp đến việc thiết kế trải nghiệm

Mindset là gì? Các thương hiệu thông qua các MXH , Wedsite, ĐTDĐ hay môi trường bán lẻ truyền thống

Thế hệ tiếp thị trước đã học cách tối ưu hóa chiến dịch, đặc biệt là chiến dịch truyền hình bằng cách mua phương tiện tiếp cận cao. Đó là lý do tại sao chương trình hàng đầu có thể bán với mức phí rất cao. Nó không chỉ cho phép bạn tiếp cận được nhiều người xem hơn,kết quả là có những người đã liên tục xem đi xem lại quảng cáo của bạn,cũng không thể không có những người không xem lại quảng cáo của bạn thêm một lần nào

Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật số ngày nay còn cho phép doanh nghiệp tiếp cận mọi người dùng cách dễ dàng và bởi vì có quyền kiểm soát nhiều hơn số lần xem quảng cáo, hay sự trùng lặp. Đối với hầu hết các chiến dịch, nhà quảng cáo có thể tiếp cận với mọi người bất cứ khi nào họ muốn. Bây giờ, vấn đề là người tiêu dùng bị lôi cuốn vào quảng cáo khiến họ trở nên bị choáng ngợp đôi khi cũng tạo nên sự khó chịu nào đó.

Đó là lý do tại sao điểm quan trọng đối với người tiêu dùng không chỉ là thông điệp thương hiệu mà là giao diện thương hiệu. Doanh nghiệp có thể kết nối với người tiêu dùng chưa từng thấy trước đây và khiến họ nhấp vào quảng cáo hay tải xuống ứng dụng, nhưng tất cả sẽ chỉ là một cú nhấp chuột nếu họ không hứng thú với giao diện của thương hiệu. Trừ khi trải nghiệm ban đầu liền mạch, thân thiện và hấp dẫn thì họ sẽ tìm kiếm bạn nhiều hơn.

3. Sự khác nhau giữa Fixed Mindset và Growth Mindset?

Để chứng minh rằng thói quen và niềm tin có tác động rất nhiều tớihành vi của con người, giáo sư Dweck đã thực hiện một thử nghiệm để tìm hiểu phản ứng của trẻ em khi đối mặt với thách thức và thất bại.

Trước tiên, Bà yêu cầu bọn trẻ giải hàng loạt các câu đố với độ khó tăng dần và quan sát phản ứng của chúng đối với mọi  vấn đề. Đáng ngạc nhiên là khi đối phó với một những đề không thể giải quyết được, những đứa trẻ này đã không bỏ cuộc hoặc chấp nhận thất bại. Bọn trẻ nghĩ rằng thông qua việc giải các câu đố khó này, chúng đang được học hỏi và thử thách – điều đã khởi tạo tư duy cầu tiến trong ý thức học tập của trẻ.

Mặc dù điều này có vẻ như rất đơn giản, nhưng chúng ta không nên bỏ qua những tác động và khác biệt của các cá nhân sở hữu tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến đối với sự phát triển của họ.

3.1. Fixed Mindset (Tư duy bảo thủ)

Những người sở hữu Fixed Mindset tin rằng các khả năng, phẩm chất và đặc điểm của một người là cố định và chỉ ở mức độ nào đó không thể phát triển hơn nữa theo thời gian.

Những người có tư duy cố định tin rằng thành công của một người là kết quả của tài năng , không cần phải  nỗ lực hơn nữa. Do đó, họ có xu hướng phấn đấu để thành công, tránh thất bại bằng mọi giá. Họ bảo thủ, cũng như miễn cưỡng để thay đổi và phát triển  khi có sự góp ý từ người khác.

Một người có Fixed Mindset sẽ liên tục tìm cách chứng tỏ bản thân cho mình là tâm điểm của nơi đây.

3.2. Growth Mindset (Tư duy cầu tiến)

Mặt khác, tư duy cầu tiến được định nghĩa qua niềm tin của một người rằng họ có thể học hỏi và cải thiện các khả năng và năng lực của họ thông qua sự nỗ lực và vượt qua thất bại 1 cách dễ dàng.

Những người sở hữu Growth Mindset sẽ tiếp nhận thất bại và thách thức như những cơ hội để phát triển và trau dồi thêm phẩm chất và tài năng thiên bẩm của họ. Họ luôn tự cải thiện bản thân, tự nhận thức được những điểm mạnh và yếu và thiếu sót của mình, qua đó đón nhận những thách thức mới và đón nhận thất bại một cách tích cực.

Giáo sư Dweck đã thực hiện một thí nghiệm khác để chứng minh điều này: Bà thử nghiệm với các học sinh bốn tuổi và để chúng lựa chọn giữa một câu đố dễ và một câu đố khó.

Rõ ràng, những đứa trẻ với Tư duy bảo thủ đã chọn giải quyết câu đố dễ dàng hơn để chứng minh rằng chúng luôn đạt được thành công và khẳng định khả năng của chúng.

Trong khi đó, những đứa trẻ chọn giải quyết câu đố khó hơn là những đứa trẻ sở hữu Tư duy cầu tiến. Đó là vì chúng xem việc này như một thử thách mà qua đó chúng có thể học hỏi và phát triển hơn nữa mặc dù việc thất bại là không thể tránh khỏi.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về Mindset là gì? Cũng như những vấn đề liên quan đến Mindset. Trên thực tế, việc phát triển tư duy tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn và có những chiến dịch thành công xuất sắc hơn. Để có chỗ đứng ngành nghề truyền thông quảng cáo, các nhà tiếp thị cần phải liên tục đổi mới tư duy sáng tạo của bản thân để có thể đem tới khách hàng những chiến lược, sản phẩm tuyệt vời nhất.

Nguồn bài đăng: LADIGI Academy Company Link: https://ladigi.vn/mindset-la-gi

Comments

Popular posts from this blog

Trung tâm đào tạo SEO LADIGI có uy tín không?

Dịch vụ SEO LADIGI - Lên TOP an toàn và bền vững

Phân tích chiến lược Marketing của công ty du lịch Saigontourist